Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022 - đợt 1 ngành Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Tây Đô thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022 ngành Quản trị kinh doanh (áp dụng theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021) với các nội dung như sau:
I. NGÀNH ĐÀO TẠO, CHỈ TIÊU TUYỂN SINH
-
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh.
-
Mã ngành: 9340101.
-
Chỉ tiêu dự kiến: 10 nghiên cứu sinh.
II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
-
Thạc sĩ hoặc cử nhân (tốt nghiệp loại giỏi) đúng ngành Quản trị kinh doanh.
-
Thạc sĩ tốt nghiệp các ngành gần: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Quản trị – Quản lý, Kinh tế học, Quản lý công nghiệp, Quản lý xây dựng, Quản lý bệnh viện được đại học trong nước hoặc nước ngoài đào tạo phải hoàn tất học bổ túc các học phần cho phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh.
III. HÌNH THỨC TUYỂN SINH: Xét tuyển.
-
Đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ gồm:
+ Đánh giá hồ sơ dự tuyển.
+ Đánh giá việc trình bày và vấn đáp của thí sinh: Ứng viên trình bày đề cương tổng quát đề tài nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước Hội đồng chấm đề cương.
-
Đối với thí sinh dự tuyển từ bậc đại học, ngoài phần xét tuyển, thí sinh phải dự thi và đạt các môn trong kỳ thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ của ngành theo học.
IV. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN (Theo quy định tại thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
-
Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh.
-
Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh.
-
Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 2 năm trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
-
Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
-
Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo củaViệt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II, Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
6. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tây Đô bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Trường Đại học Tây Đô quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
V. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG
-
Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ: Nghiên cứu sinh là cử nhân phải hoàn tất các học phần của chương trình thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Tây Đô (không bao gồm ngoại ngữ và luận văn).
-
Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sinh phải hoàn thành 5 học phần bổ sung. Nghiên cứu sinh sẽ được xét miễn giảm nếu đã học các học phần và có kết quả đạt ở trình độ thạc sĩ.
Bảng 1. Danh mục các học phần bổ sung đối với ngành gần
STT
|
Học phần
|
Số tín chỉ
|
01
|
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
|
03
|
02
|
Chiến lược và các mô hình quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
|
03
|
03
|
Quản trị tài chính và kế toán cho cấp quản trị
|
03
|
04
|
Lý thuyết và các mô hình quản trị Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
|
03
|
05
|
Nghiên cứu Marketing
|
03
|
VI. HÌNH THỨC, THỜI GIAN ĐÀO TẠO
-
Thời gian đào tạo tiêu chuẩn tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh từ 03 năm (36 tháng) đến 04 năm (48 tháng) do Trường Đại học Tây Đô quyết định; Mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn được phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh.
-
Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng). Trường hợp nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn, trước khi hết hạn, nghiên cứu sinh phải làm thủ tục xin gia hạn học tập. Thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng.
-
Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện thao hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường theo kế hoạch; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.
VII. ĐIỀU KIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
-
Tiêu chuẩn người hướng dẫn độc lập:
-
Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục đại học;
-
Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh; dối với người chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư thì phải có tối thiểu 03 năm (36 tháng) làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy kể từ khi có quyết định cấp bằng tiến sĩ;
-
Đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên;
-
Là tác giả chính tối thiểu 01 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục các tạp chí của cơ sở dữ liệu ISI Thomson Reuters hoặc của cơ sở dữ liệu Scopus - Elsevier (sau đây gọi chung là danh mục các tạp chí ISI - Scopus) hoặc ít nhất một chương sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN do các nhà xuất bản quốc tế phát hành; hoặc là bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0.75 điểm trở lên, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành, hoặc là tác giả chính của tối thiểu 02 báo cáo đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, hoặc 02 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện thuộc lĩnh vực khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
-
Trường hợp chưa có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư, ngoài việc phải đáp ứng quy định tại điểm d khoản này phải là tác giả chính của thêm 01 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI - Scopus;
-
Có năng lực ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu và trao đổi khoa học quốc tế;
-
Người hướng dẫn độc lập phải là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của Trường Đại học Tây Đô hoặc là nhà khoa học người nước ngoài, nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Tây Đô.
-
Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa 02 người hướng dẫn, trong đó:
-
Người hướng dẫn chính phải có đầy đủ các tiêu chuẩn qui định tại khoản 1 Điều này;
-
Người hướng dẫn phụ phải có các tiêu chuẩn tối thiểu qui định tại các điểm a, b, c Khoản 1 Điều này;
-
Ít nhất phải có một người là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của Trường Đại học Tây Đô hoặc có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với trường, có thời hạn của hợp đồngphù hợp với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa của nghiên cứu sinh.
-
Nhiệm vụ và quyền của người hướng dẫn:
-
Thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy dịnh tại các Điều 55, Điều 58 Luật giáo dục đại học.
-
Tại cùng một thời điểm, người có chức danh giáo sư được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 07 nghiên cứu sinh; người có chức danh phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 05 nghiên cứu sinh; người có bằng tiến sĩ được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 03 nghiên cứu sinh. Trường hợp đồng hướng dẫn 01 nghiên cứu sinh được tính quy đổi tương đương hướng dẫn độc lập 0.5 nghiên cứu sinh.
VIII. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
-
Đơn đăng ký dự tuyển (01 bản chính theo mẫu);
-
Bằng tốt nghiệp đại học (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
-
Bằng tốt nghiệp thạc sĩ (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
-
Bảng điểm đại học (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
-
Bảng điểm thạc sĩ (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
-
Lý lịch khoa học (01 bản chính theo mẫu);
-
Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
-
Chứng chỉ ngoại ngữ (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
-
Giấy xác nhận văn bằng tương đương của Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục đối với trường hợp văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
-
01 bài báo, báo cáo khoa học đã công bố hoặc hợp đồng lao động có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên nếu là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ (bản sao);
-
Đề cương nghiên cứu tổng quát (07 quyển, theo mẫu);
-
Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu (theo mẫu);
-
Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).
-
Phiếu dán ảnh ghi rõ họ tên của ứng viên (dán kèm 03 ảnh 3x4 mới nhất, không quá 03 tháng).
-
Bản sao hộ chiếu có thời gian sử dụng cho toàn bộ quá trình học tập (nếu người dự tuyển là người nước ngoài).
-
Bản sao giấy tờ chứng minh về tài chính (nếu người dự tuyển là người nước ngoài).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
XI. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ DỰ TUYỂN, THỜI GIAN XÉT TUYỂN, CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ NHẬP HỌC
-
Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 13/5/2022.
-
Thời gian trình bày đề cương nghiên cứu (dự kiến): 28-29/5/2022.
-
Thời gian công bố kết quả tuyển sinh (dự kiến): 12/6/2022.
-
Thời gian nhập học (dự kiến): 25/6/2022.
X. LỆ PHÍ XÉT TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH: 3.000.000 đồng.
XI. CÁCH THỨC NỘP LỆ PHÍ
1) Chuyển khoản theo tài khoản:
- Tên tài khoản: Trường Đại học Tây Đô
- Số tài khoản: 1808 201 001 346
- Tại Ngân hàng NN&PTNT Quận Cái Răng, TP Cần Thơ (Agribank)
- Nội dung chuyển khoản: Họ và tên, ngành xét tuyển - Đóng lệ phí xét tuyển tiến sĩ đợt 1-2022.
2) Nộp trực tiếp
Tại Phòng Tài chính kế hoạch Trường Đại học Tây Đô
XII. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ VÀ NỘP HỒ SƠ
Hồ sơ đăng ký dự tuyển và mọi chi tiết khác có liên quan xin liên hệ:
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Đại học Tây Đô.
Địa chỉ: Số 68 Trần Chiên, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Hotline: 0787 924 620 (Thầy Nguyễn Tài Lợi – Thành viên Ban tư vấn tuyển sinh Sau đại học).
Ghi chú: Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh vui lòng xem kỹ điều kiện được dự thi theo thông báo tuyến sinh của Trường. Hồ sơ dự thi nếu không được Hội đồng Tuyển sinh của Trường xét duyệt sẽ không hoàn trả lệ phí và hồ sơ đã nộp.
Phụ lục II
(Ban hành kèm theoThông tư số18/2021/TT-BGDĐT
Ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
DANH SÁCH MỘT SỐ CHỨNG CHỈ TIẾNG NƯỚC NGOÀI MINH CHỨNG CHO TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA NGƯỜI DỰ TUYỂN
Stt
|
Ngôn ngữ
|
Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận
|
Trình độ/Thang điểm
|
1
|
Tiếng Anh
|
TOEFL iBT
|
Từ 46 trở lên
|
IELTS
|
Từ 5.5 trở lên
|
CambridgeAssessment English
|
B2 First/B2 BusinessVantage/Linguaskill
Thang điểm:từ 160 trở lên
|
2
|
Tiếng Pháp
|
CIEP/Alliancefrançaisediplomas
|
TCF từ 400 trở lên DELFB 2 trở lên
DiplômedeLangue
|
3
|
Tiếng Đức
|
Goethe-Institut
|
Goethe-Zertifikat B2 trở lên
|
The GermanTestDaF language certificate
|
TestDaFlevel 4 (TDN4) trở lên
|
4
|
Tiếng Trung Quốc
|
ChineseHanyuShuipingKaoshi (HSK)
|
HSKlevel 4 trở lên
|
5
|
Tiếng Nhật
|
Japanese Language ProficiencyTest(JLPT)
|
N3 trở lên
|
6
|
Tiếng Nga
|
ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL - Test of Russian as a Foreign Language)
|
ТРКИ- 2 trở lên
|
7
|
Các ngôn ngữ
tiếng nước ngoài khác
|
Chứng chỉ đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
|
Từ bậc 4 trở lên
|