THÔNG TIN TUYỂN SINH

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ - TIẾN SĨ ĐỢT 1 NĂM 2025

A. TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

I. CÁC NGÀNH TUYỂN SINH

TT

Tên ngành

Mã ngành

Tổng tín chỉ CTĐT

Chỉ tiêu

Dự kiến

Phương thức tuyển sinh

1

Dược lý và dược lâm sàng

8720205

60

50

Xét tuyển kết hợp đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào đối với các thí sinh chưa có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

2

Luật Kinh tế

8380107

60

50

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

8810103

60

50

4

Quản trị kinh doanh

8340101

60

50

5

Tài chính – Ngân hàng

8340201

60

50

6

Kế toán

8340301

60

50

(Kèm theo Phụ lục 1: bảng danh mục các ngành phù hợp xét tuyển đầu vào và các môn học bổ sung kiến thức)

II. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN

1. Điều kiện về văn bằng:
a) Đã tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.
b) Đối với các ứng viên có ngành xét tuyển có bằng tốt nghiệp Đại học ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành phải học và thi đạt các học phần bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi tham gia xét tuyển (các môn học bổ sung kiến thức được xác định dựa trên bảng điểm trình độ đại học của thí sinh, theo Phụ lục 1: bảng danh mục các ngành phù hợp xét tuyển đầu vào và các môn học bổ sung kiến thức).
c) Người có văn bằng Đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
d) Sinh viên đang học chương trình đào tại bậc đại học ở Trường Đại học Tây Đô có học lực tính theo điểm trung bình tích lũy đạt từ loại khá trở lên có thể đăng ký học trước ở chương trình học thạc sĩ tương ứng không vượt quá 15 tín chỉ (Theo quy định tại Điều 4 khoản 2 của Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT).
e) Thí sinh dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký tuyển sinh theo học chương trình đào tạo thạc sĩ của Trường phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.
2. Điều kiện về ngoại ngữ:
Có năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cụ thể như sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Tây Đô cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 (B1) trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.
c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế tuyển sinh và Đào tạo thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. (chi tiết tại Phụ lục 2: bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 và bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ).
d) Đối với ứng viên chưa đáp ứng điều kiện ngoại ngữ ở các mục a, b, c Trường đại học Tây Đô sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào tương đương bậc 3/6 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại thời điểm tuyển sinh từng đợt.
 III. ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Địa điểm đào tạo: đào tạo tập trung tại trường Đại học Tây Đô theo hình thức tín chỉ.
2. Hình thức đào tạo: hệ chính quy
3. Thời gian đào tạo: trung bình 1.5 năm. Học vào các buổi: thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.
4. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác Trường sẽ thực hiện đào tạo và đánh giá trực tuyến các học phần theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Đơn đăng ký xét tuyển (01 bản chính theo mẫu, thí sinh tải về theo địa chỉ Website: ts.tdu.edu.vn).
2. Bằng tốt nghiệp đại học (02 bản sao y có chứng thực).
3. Bảng điểm đại học (02 bản sao y có chứng thực).
4. Lý lịch cá nhân (01 bản chính theo mẫu, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan công tác, đóng dấu giáp lai ảnh. Thí sinh tải về theo địa chỉ Website: ts.tdu.edu.vn).
5. Giấy khám sức khỏe (01 bản chính của bệnh viện đa khoa quận, huyện trở lên, không quá 06 tháng).
6. Giấy khai sinh bản sao hoặc bản chính sao y có chứng thực.
7. Căn cước hoặc căn cước công dân (01 bản sao y có chứng thực).
8. Phiếu dán ảnh (dán kèm 05 ảnh 3x4 mới nhất, không quá 06 tháng)
9. Chứng chỉ ngoại ngữ, nếu có (01 bản sao y có chứng thực).
10. Hồ sơ xác nhận ưu tiên (nếu có).
11. Giấy Công nhận văn bằng tương đương của Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp văn bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở nước ngoài cấp (01 bản sao y có chứng thực).
12. Bảng điểm bổ sung kiến thức đối với nhóm ngành phù hợp cần bổ sung kiến thức (01 bản sao y có chứng thực).
Các biểu mẫu tải tại đây.
 
Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ:
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Đại học Tây Đô, số 68, đường Trần Chiên, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Hotline: 0787 924 620 (Thầy Nguyễn Tài Lợi) Ban Tư vấn Tuyển sinh Sau đại học.
 
V. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ, HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, CHI PHÍ DỰ TUYỂN
1. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển từ ngày ra thông báo đến hết ngày 28/03/2025
2. Thời gian ôn đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào đối với thí sinh chưa đáp ứng điều kiện ngoại ngữ đầu vào theo quy định (dự kiến): bắt đầu từ ngày 10/05/2025.
3. Thời gian học bổ sung kiến thức đối với thí sinh tốt nghiệp những ngành cần học bổ sung kiến thức theo quy định (dự kiến): bắt đầu ngày 29/03/2025.
4. Thời gian công bố kết quả xét tuyển (dự kiến): ngày 11/06/2025.
5. Thời gian nhập học (dự kiến): 28/06/2025.
6. Lệ phí xét tuyển, học phí học bổ sung kiến thức:
a) Lệ phí xét tuyển: 420.000 đồng.
b) Học phí học và thi bổ sung kiến thức: 1.000.000 đồng/học phần.
c) Học phí ôn và kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào: 1.200.000 đồng.
7. Cách thức nộp lệ phí xét tuyển, học phí học bổ sung kiến thức, học phí ôn và kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào:
Nộp trực tiếp tại phòng tại Phòng Tài chính kế hoạch Trường Đại học Tây Đô hoặc chuyển khoản theo thông tin:
 - Tên tài khoản: Trường Đại học Tây Đô
 - Số tài khoản: 070 114 277 779
 - Tại Ngân hàng Sacombank, Chi nhánh TP Cần Thơ.
- Nội dung chuyển khoản: Họ và tên, ngành xét tuyển - Đóng lệ phí xét tuyển thạc sĩ/học phí học bổ sung kiến thức/học phí anh văn đầu vào đợt 1-2025.
 
VI. HỌC PHÍ VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC PHÍ:
* Học phí các ngành
 

TT

Tên ngành

Học phí/ đợt (năm)

Học phí toàn khóa

1

Dược lý và dược lâm sàng

50.000.000

100.000.000

2

Luật Kinh tế

30.000.000

60.000.000

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

27.000.000

54.000.000

4

Quản trị kinh doanh

24.000.000

48.000.000

5

Tài chính – Ngân hàng

24.000.000

48.000.000

6

Kế toán

27.000.000

54.000.000

 

* Chính sách hỗ trợ học phí

 

1. Đối với trường hợp con Thương binh; Liệt sỹ; anh, chị, em ruột, vợ/chồng cùng học tại trường
- Giảm 50% học phí trường hợp con Liệt sỹ.
- Giảm 30% học phí trường hợp con Thương binh hạng 1/4 và 2/4.
- Giảm 10% học phí trường hợp con Thương binh hạng 3/4.
- Giảm 20% học phí cho anh, chị, em, vợ/chồng cùng học tại trường.
2. Đối với các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Luật Kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành:
- Giảm 10% học phí toàn khóa cho học viên là cựu sinh viên, học viên thạc sĩ của Trường.
- Giảm 10% học phí năm thứ nhất cho học viên là người được giới thiệu từ sinh viên, học viên, cựu sinh viên, cựu học viên của Trường.
3. Đối với người học là cựu sinh viên của Trường đã tốt nghiệp và đạt danh hiệu thủ khoa đầu ngành toàn khóa học (trừ ngành Dược lý và dược lâm sàng):
- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:
+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ không đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:
+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 05 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
4. Đối với người học là cựu sinh viên của Trường đã tốt nghiệp đại học ngành Dược học và đạt danh hiệu thủ khoa đầu ngành toàn khóa học tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ ngành Dược lý và dược lâm sàng:
- Giảm 20% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Giảm 15% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Giảm 10% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
5. Đối với người học là cựu sinh viên của Trường đã tốt nghiệp và xếp loại xuất sắc (được tặng giấy khen) toàn khóa (trừ ngành Dược lý và dược lâm sàng):
- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:
+ Giảm 50% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ không đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:
+ Giảm 50% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 05 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 06 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
6. Đối với người học là cựu sinh viên của Trường đã tốt nghiệp đại học ngành Dược học và xếp loại xuất sắc (được tặng giấy khen) toàn khóa học tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ ngành Dược lý và dược lâm sàng:
- Giảm 25% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Giảm 20% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Giảm 15% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Giảm 10% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
7. Đối với người học là cựu sinh viên của Trường đã tốt nghiệp đại học và xếp loại giỏi (được tặng giấy khen) toàn khóa (trừ ngành Dược lý và dược lâm sàng):
- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:
+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ không đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:
+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 05 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
8. Đối với người học là cựu sinh viên của Trường đã tốt nghiệp đại học ngành Dược học và xếp loại giỏi (được tặng giấy khen) toàn khóa học tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ ngành Dược lý và dược lâm sàng:
- Giảm 20% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Giảm 15% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
- Giảm 10% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
 
VII. LIÊN HỆ:
Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Đại học Tây Đô.
Địa chỉ: Số 68 Trần Chiên, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Hotline: 0787 924 620 (Thầy Nguyễn Tài Lợi) Ban Tư vấn Tuyển sinh Sau đại học.
Website: ts.tdu.edu.vn                        Facebook:  facebook.com/TayDoUniversity/
Ghi chú: Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh vui lòng xem kỹ điều kiện được dự thi theo thông báo tuyến sinh của Trường. Hồ sơ dự thi nếu không được Hội đồng Tuyển sinh của Trường xét duyệt sẽ không hoàn trả lệ phí và hồ sơ đã nộp.   
 

PHỤ LỤC 1

BẢNG DANH MỤC CÁC NHÓM NGÀNH PHÙ HỢP
VÀ CÁC HỌC PHẦN HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 781/QĐ-ĐHTĐ, ngày 11/10/2024 về việc ban hành Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ)

 

i. QUẢN TRỊ KINH DOANH

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung kiến thức

Số tín chỉ

1. Các ngành phù hợp nhóm 01

  • Quản trị kinh doanh
  • Marketing
  • Bất động sản
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kinh doanh thương mại
  • Thương mại điện tử
  • Kinh doanh thời trang và dệt may

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh không quá 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Không

 

2. Các ngành phù hợp nhóm 2

  • Kinh tế
  • Kinh tế chính trị
  • Kinh tế đầu tư
  • Kinh tế phát triển
  • Kinh tế quốc tế
  • Thống kê kinh tế
  • Toán kinh tế
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Bảo hiểm
  • Kế toán
  • Kiểm toán
  • Khoa học quản lý

1. Quản trị học

2. Quản trị sản xuất

3. Quản trị nhân sự

4. Quản trị Marketing

2

2

2

2

  • Quản lý công
  • Quản trị nhân lực
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Quản trị văn phòng
  • Quan hệ lao động
  • Quản lý dự án
  • Kinh tế công nghiệp
  • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
  • Kinh tế xây dựng
  • Kinh doanh nông nghiệp
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Kinh tế gia đình
  • Kinh tế vận tải

 -Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

3.  Các ngành phù hợp nhóm 3

   Các ngành khác không thuộc danh mục ngành phù hợp nhóm 1 và nhóm 2 thì Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và ra quyết định.

1. Kinh tế học

2. Quản trị học

3. Nguyên lý Marketing

4. Quản trị sản xuất

5. Quản trị nhân sự

6. Quản trị Marketing

7. Quản trị tài chính

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ (đơn vị học trình) hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

3

2

2

2

2

2

2

II. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung kiến thức

Số tín chỉ

1. Các ngành phù hợp nhóm 01

Tài chính – Ngân hàng.

- Các chuyên ngành thuộc ngành Kinh tế Tài chính - Ngân hàng: Tài chính, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Đầu tư chứng khoán, Ngân hàng, Thị trường chứng khoán, Bảo hiểm.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng không quá 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Không

 

2. Các ngành phù hợp nhóm 02

  - Các ngành: Quản lý kinh tế, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý và phân tích thông tin kinh tế, Quản lý nguồn nhân lực, Thương mại quốc tế, Ngoại thương và Thẩm định giá, Marketing.

1. Tiền tệ ngân hàng

2. Quản trị tài chính

3. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

 

2

2

2

 - Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

 

 

3. Các ngành phù hợp nhóm 03

Các ngành khác không thuộc nhóm ngành phù hợp 01 và nhóm ngành phù hợp 02 thì Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và ra quyết định.

1. Kinh tế vi mô

2. Kinh tế vĩ mô

3. Nguyên lý kế toán

4. Tiền tệ ngân hàng

5. Quản trị tài chính

6. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ (đơn vị học trình) hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

2

2

2

III. kẾ toán

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1. Ngành phù hợp nhóm 01

Kế toán, Kiểm toán, Kế toán doanh nghiệp; Kế toán đơn vị sự nghiệp.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Kế toán không quá 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Không

 

2. Ngành phù hợp nhóm 02

 

 

Các ngành: Quản lý kinh tế; Kinh tế; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Quản lý và phân tích thông tin quốc tế; Quản lý nguồn nhân lực; Thương mại quốc tế; Ngoại thương và Thẩm định giá; Tài chính – Ngân hàng.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Kế toán từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

1. Kế toán tài chính

2. Kế toán quản trị

3. Kiểm toán căn bản

 

2

2

2

 

 

 

 

3. Ngành phù hợp nhóm 03

   Các ngành khác không thuộc nhóm ngành phù hợp 01 và nhóm ngành phù hợp 02 thì Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và ra quyết định.

 

1. Kế toán tài chính

2. Kế toán quản trị

3. Kiểm toán căn bản

4. Kinh tế học

5. Nguyên lý kế toán

6. Tổ chức hạch toán kế toán

*  Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ (đơn vị học trình) hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

2

2

2

IV. LUẬT  KINH TẾ

Danh mục ngành phù hợp/ngành gần

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

Luật kinh tế (7380107)

Không

 

1. Ngành phù hợp nhóm 01

 

 

Luật quốc tế (7380108)

1. Luật Thương mại

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ (đơn vị học trình) hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

Luật hiến pháp và Luật hành chính (7380102)

Luật hình sự và tố tụng hình sự (7380104)

Luật dân sự và tố tụng dân sự (7380103)

Luật kinh doanh (73890)

Luật thương mại (73890)

Luật tư pháp (73890)

2. Ngành phù hợp nhóm 02

 

 

Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; (7860109)

1. Lý luận về Nhà nước và pháp luật

2.Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

3.Luật Hành chính

4. Luật Lao động

5. Pháp luật về kinh tế

6. Luật Thuế và Luật Đầu tư

7. Luật Thương mại và Luật Sở hữu trí tuệ

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ (đơn vị học trình) hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

 

2

2

2

2

2

2

Quản lý trật tự an toàn giao thông; (7860110)

Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; (7860111)

Điều tra hình sự; (7860104)

Trinh sát an ninh; (7860101)

Trinh sát cảnh sát; (7860102)

Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân (7860112)

Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ nạn nhân; (7860113)

Hậu cần Công an nhân dân; (7860116)

V. QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH:

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1. Ngành phù hợp nhóm 01

- Ngành đúng hoặc phù hợp

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Du lịch.

Không

 

2. Ngành phù hợp nhóm 02

- Ngành gần: Các ngành thuộc khối ngành kinh doanh và quản lí (nhóm ngành Kinh doanh, Quản trị - Quản lý) hoặc  được đào tạo về du lịch thuộc các ngành xã hội, nhân văn như: Việt Nam học (du lịch), Địa lí du lịch, …

1. Tuyến điểm du lịch

2. Thiết kế và điều hành tour

3. Quản trị lữ hành

Ghi chú:  các môn học bổ sung kiến thức được xác định dựa trên bảng điểm trình độ đại học của thí sinh

2

2

2

3. Ngành phù hợp nhóm 03

- Các ngành khác: Các ngành khác ngoài nhóm 1 và 2 thì Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và ra quyết định.

1. Quản trị học

2. Kinh tế học

3. Tuyến điểm du lịch

4. Kinh tế du lịch

5. Quản trị lữ hành

6.Thiết kế và điều hành tour

Ghi chú:  Các môn học bổ sung kiến thức được xác định dựa trên bảng điểm trình độ đại học của thí sinh

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ (đơn vị học trình) hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

2

2

2

VI. NGÀNH DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1. Ngành phù hợp nhóm 01

- Dược học

Không

 

2. Ngành phù hợp nhóm 02

Các ngành:

  • Hóa Dược
  • Y khoa
  • Y học dự phòng
  • Y học cổ truyền
  •  Răng - Hàm - Mặt
  • Kỹ thuật phục hình răng
  • Kỹ thuật xét nghiệm y học
  • Kỹ thuật hình ảnh y học
  • Kỹ thuật phục hồi chức năng
  • Điều dưỡng
  • Hộ sinh
  • Dinh dưỡng
  • Y tế công cộng
  • Tổ chức và quản lý y tế
  • Quản lý bệnh viện.

1. Dược lý

2. Dược lâm sàng

3. Pháp chế dược

 

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ (đơn vị học trình) hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

4

4

2

       

 

PHỤ LỤC 2

Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 3 và Bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.

(Kèm theo thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

TT

Ngôn ngữ

Chứng chỉ/ Văn bằng

Trình độ/ Thang điểm

 

Tương đương Bậc 3

Tương đương Bậc 4

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

30 - 45

46 - 93

TOEFL ITP

 

 

450 – 499

 

 

 

IELTS

4.0 - 5.0

5.5 - 6.5

Cambridge
Assessment
English

B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill.
Thang điểm: 140-159

B2 First/B2 Business Vantage/
Linguaskill.
Thang điểm: 160-179

TOEIC
(4 kỹ năng)

 

Nghe: 275-399 Đọc: 275-384 Nói: 120-159 Viết: 120-149

Nghe: 400-489
Đọc: 385-454
Nói: 160-179
Viết: 150-179

Aptis ESOL International Certificate (Aptis ESOL)

B1

B2

Pearson English International Certificate ( PEIC)

Level 2

Level 3

2

Tiếng Pháp

CIEP/Alliance
francaise
diplomas

TCF: 300-399 Văn bằng DELF B1 Diplôme de Langue

TCF: 400-499
Văn bằng DELF B2 Diplôme de Langue

3

Tiếng Đức

Goethe - Institut

Goethe-Zertifikat B1

 

Goethe-Zertifikat B2

 

The German TestDaF language certificate

TestDaF Bậc 3 (TDN 3)

TestDaF Bậc 4
(TDN 4)

4

Tiếng Trung Quốc

Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK Bậc 3

 

HSK Bậc 4

 

5

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test (JLPT)

N4

N3

6

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному

ТРКИ-1

 

ТРКИ-2

 

 

 

 

 

B. TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Trường Đại học Tây Đô thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2025 – Đợt 1 ngành Quản trị kinh doanh (áp dụng theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 và quyết định 835/QĐ-ĐHTĐ của Trường Đại học Tây Đô ngày 29/10/2024) với các nội dung như sau:

* THÔNG TIN TUYỂN SINH

I. NGÀNH ĐÀO TẠO, CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

  • Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh.

  • Mã ngành: 9340101.

  • Chỉ tiêu dự kiến: 10.

  • Tổng số tín chỉ CTĐT: 90 tín chỉ.

  • II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

  • Thạc sĩ hoặc cử nhân (tốt nghiệp loại giỏi) đúng ngành Quản trị kinh doanh.

  • Thạc sĩ tốt nghiệp các ngành gần (Kèm theo phụ lục I: Danh mục ngành gần và học phần bổ sung kiến thức)

III. HÌNH THỨC TUYỂN SINH: Xét tuyển.

  • Đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ gồm:

+ Đánh giá hồ sơ dự tuyển.

+ Đánh giá việc trình bày và vấn đáp của thí sinh: Ứng viên trình bày đề cương tổng quát đề tài nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước Hội đồng chấm đề cương.

  • Đối với thí sinh dự tuyển từ bậc đại học, ngoài phần xét tuyển, thí sinh phải dự thi và đạt các môn trong kỳ thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ của ngành theo học.

IV. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN (Theo quy định tại thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quyết định 835/QĐ-ĐHTĐ của Trường Đại học Tây Đô ngày 29/10/2024)

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ Quản trị kinh doanh.

2. Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh.

3. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc 01 bài báo, báo cáo khoa học chuyên ngành đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

4. Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.

5. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo củaViệt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục, Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (B2) (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

 6. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tây Đô bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Trường Đại học Tây Đô quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

V. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

1.Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ: Nghiên cứu sinh là cử nhân phải hoàn tất các học phần của chương trình thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Tây Đô (không bao gồm ngoại ngữ và luận văn).

2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sinh phải hoàn thành 5 học phần bổ sung (Kèm theo phụ lục I: Danh mục ngành gần và học phần bổ sung kiến thức)

VI. HÌNH THỨC, THỜI GIAN ĐÀO TẠO

1. Thời gian đào tạo tiêu chuẩn tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh từ 03 năm (36 tháng) đến 04 năm (48 tháng) do Trường Đại học Tây Đô quyết định; Mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn được phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

2. Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho Trường, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án. Trường hợp nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn, trước khi hết hạn, nghiên cứu sinh phải làm thủ tục xin gia hạn học tập. Thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng.

3.Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường theo kế hoạch; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

VII. TIÊU CHUẨN NGƯỜI HƯỚNG DẪN

1. Người hướng dẫn chính, người hướng dẫn phụ và người hướng dẫn độc lập nghiên cứu sinh phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ:

a. Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) và những quy định pháp luật khác có liên quan;

b. Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với các học phần đảm nhiệm trong chương trình đào tạo;

c. Có năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và triển khai những hoạt động trao đổi, hợp tác quốc tế về lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm trong chương trình đào tạo tiến sĩ.

d. Người chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư phải đáp ứng thêm những yêu cầu sau:

- Có thời gian giảng dạy ở trình độ đại học hoặc thạc sĩ từ 01 năm (12 tháng) trở lên kể từ khi có bằng tiến sĩ;

- Trong thời gian 05 năm (60 tháng) tính đến thời điểm được phân công giảng dạy, là tác giả đứng tên đầu hoặc tác giả liên hệ của 02 bài báo, báo cáo khoa học trong các ấn phẩm được tính tới 0,75 điểm trở lên do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định; hoặc là tác giả hoặc đồng tác giả của 01 sách chuyên khảo hoặc của 01 chương sách tham khảo (là tác giả chính)

2. Trong thời gian 05 năm (60 tháng) tính tới thời điểm có quyết định công nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh, người hướng dẫn chính, người hướng dẫn độc lập, người đồng hướng dẫn phải có thêm kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn liên quan tới đề tài luận án hướng dẫn, cụ thể như sau:

a)  Là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (danh mục WoS/Scopus) hoặc 01 chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành; hoặc 01 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 4,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội Đồng Giáo nhà nước quy định cho mỗi loại công trình;

b) Là tác giả hoặc đồng tác giả của ít nhất 01 kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia hoặc quốc tế;

3. Mỗi nghiên cứu sinh có 01 hoặc 02 người hướng dẫn, trong đó có 01 người là cán bộ cơ hữu của Trường, hoặc có hợp đông giảng dạy, nghiên cứu khoa học với trường Đại học Tây Đô với thời hạn của hợp đồng phù hợp với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa của nghiên cứu sinh;

VIII. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

1. Đơn đăng ký dự tuyển (01 bản chính theo mẫu);

2. Bằng tốt nghiệp đại học (01 bản sao có chứng thực);

3. Bằng tốt nghiệp thạc sĩ (01 bản sao có chứng thực);

4. Bảng điểm đại học (01 bản sao có chứng thực);

5. Bảng điểm thạc sĩ (01 bản sao có chứng thực);

6. Lý lịch khoa học (01 bản chính theo mẫu);

7. Căn cước hoặc Căn cước công dân (01 bản sao có chứng thực);

8. Chứng chỉ ngoại ngữ (01 bản sao có chứng thực);

9. Giấy xác nhận văn bằng tương đương của Cục Quản lý chất lượng giáo dục đối với trường hợp văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (01 bản sao có chứng thực);

10. 01 bài báo hoặc báo cáo khoa học đã công bố; hoặc hợp đồng lao động có thời gian công tác  từ 02 năm (24 tháng) trở lên nếu là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ (bản sao);

11. Đề cương nghiên cứu tổng quát (07 quyển, theo mẫu);

12. Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu (theo mẫu);

13. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).

14. Phiếu dán ảnh ghi rõ họ tên của ứng viên (dán kèm 03 ảnh 3x4 mới nhất, không quá 03 tháng).

15. Bản sao hộ chiếu có thời gian sử dụng cho toàn bộ quá trình học tập (nếu người dự tuyển là người nước ngoài).

16. Bản sao giấy tờ chứng minh về tài chính (nếu người dự tuyển là người nước ngoài).

​Tải hồ sơ tại đây

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

*B. CÁC KHOẢN ĐÓNG LỆ PHÍ, HỌC PHÍ, THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ DỰ TUYỂN VÀ CÁCH THỨC NỘP LỆ PHÍ

I. CÁC KHOẢN ĐÓNG LỆ PHÍ

- Lệ phí xét tuyển nghiên cứu sinh: 3.000.000 đồng.

  • - Lệ phí học và thi bổ sung kiến thức: 1.500.000 đồng/01 tín chỉ.

  • II. HỌC PHÍ: Học phí tiến sĩ Quản trị kinh doanh: 180.000.000 đồng/toàn khóa.

III. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ DỰ TUYỂN, THỜI GIAN XÉT TUYỂN, CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ NHẬP HỌC

  • Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 28/03/2025.

  • Thời gian trình bày đề cương nghiên cứu (dự kiến): 07/06/2025.

  • Thời gian công bố kết quả tuyển sinh (dự kiến): 11/06/2025.

  • Thời gian nhập học (dự kiến): 28/06/2025.

VI. CÁCH THỨC NỘP LỆ PHÍ

1) Chuyển khoản theo tài khoản:

- Tên tài khoản: Trường Đại học Tây Đô

- Số tài khoản: 070 114 277 779

- Tại Ngân hàng Sacombank, chi nhánh TP Cần Thơ.

- Nội dung chuyển khoản: Họ và tên, ngành xét tuyển - Đóng lệ phí xét tuyển tiến sĩ đợt 1-2025.

2) Nộp trực tiếp

Tại Phòng Tài chính kế hoạch Trường Đại học Tây Đô

XII. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ VÀ NỘP HỒ SƠ

Hồ sơ đăng ký dự tuyển và mọi chi tiết khác có liên quan xin liên hệ:

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Đại học Tây Đô.

Địa chỉ: Số 68 Trần Chiên, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.

Hotline: 0787 924 620 (ThS. Nguyễn Tài Lợi – Ban tư vấn tuyển sinh Sau đại học).

Thông tin trên trang website: http://tdu.edu.vn.

Ghi chú: Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh vui lòng xem kỹ điều kiện được dự thi theo thông báo tuyến sinh của Trường. Hồ sơ dự thi nếu không được Hội đồng Tuyển sinh của Trường xét duyệt sẽ không hoàn trả lệ phí và hồ sơ đã nộp.                                                                                    

PHỤ LỤC I

Danh mục ngành gần và học phần bổ sung kiến thức

(Ban hành kèm theo Quyết định số 835/QĐ-ĐHTĐ ngày 29 tháng 10 năm 2024 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Tây Đô)

Mã số

Ngành học

Tên học phần

Số tín chỉ

8140114

Quản lý giáo dục

  1. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
  2. Chiến lược và các mô hình quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
  3. Quản trị tài chính và kế toán cho cấp quản trị
  4. Lý thuyết và các mô hình quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
  5. Nghiên cứu marketing

03

 

 

03

 

03

 

 

03

 

03

8229042

Quản lý văn hóa (mã cũ 8319042)

83101

Kinh tế học

834

Kinh doanh và quản lý (trừ 8340101)

8510601

Quản lý công nghiệp

8510605

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

8810301

Quản lý thể dục thể thao

8810103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

8840103

Tổ chức và quản lý vận tải

Những ngành khác thuộc các lĩnh vực nêu trên nhưng không có tên trong danh mục thống kê ngành giáo dục đại học theo thông tư 09/2022

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

Chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (B2) (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố

Stt

Ngôn ngữ

Bằng/Chứng chỉ /Chứng nhận

Trình độ/Thang điểm

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

Từ 46 trở lên

IELTS

Từ 5.5 trở lên

Cambridge Assessment English

B2 First/B2 Business Vantage /Linguaskill

Thang điểm: từ 160 trở lên

Aptis ESOL Internationl

Certificate (Aptis ESOL)

B2

Pearson English Internationl Certificate (PEIC)

Level 3

2

Tiếng Pháp

CIEP/Alliancefrançaisediplomas

TCF từ 400 trở lên DELFB 2 trở lên

Diplôme de Langue

3

Tiếng Đức

Goethe-Institut

Goethe-Zertifikat B2 trở lên

The German TestDaF language certificate

TestDaF level 4 (TDN4) trở lên

4

Tiếng Trung Quốc

Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSKlevel 4 trở lên

5

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test(JLPT)

N3 trở lên

6

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному
(TORFL - Test of Russian as a Foreign Language)

ТРКИ- 2 trở lên

7

Các ngôn ngữ tiếng nước ngoài khác

Chứng chỉ đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Từ bậc 4 trở lên