Hiện đang là thời gian để các thí sinh lựa chọn cho mình cơ hội để đến với những ngành nghề tương lai. So với những năm trước, năm nay các thí sinh nhóm ngành thuộc khối xã hội – nhân văn vẫn đang lo lắng về tương lai của mình.
Nhóm ngành dành cho những thí sinh nhút nhát?
Trên thực tế, nhiều ngành thuộc nhóm xã hội – nhân văn luôn được nghĩ dành cho các bạn có vẻ ngoài nhút nhát, ngại giao tiếp và luôn vùi đầu vào sách vở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các bạn đi theo các ngành xã hội – nhân văn luôn là những cá nhân đi đầu trong các hoạt động giao tiếp xã hội. Đặc biệt, đối với ngành văn học là một trong những ngành cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn mang tính nhân văn, phản ánh cuộc sống đa dạng và phong phú. Trong thời kỳ hội nhập, các bạn sẽ tìm hiểu, nghiên cứu để phát huy nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc đến bạn bè quốc tế.
Sự kiên nhẫn trong quá trình nghiên cứu, khả năng phân tích – tổng hợp vấn đề, việc vận dụng vào thực tế của môn học sẽ là trọng tâm mà những sinh viên văn học hướng đến. Những giờ học lý thuyết kéo dài đã không còn, thay vào đó các bạn sẽ được thực hành nhiều loại hình khác nhau như: xem phim , thực hành diễn kịch, trình bày một bài hát, phát triển kỹ năng viết, kỹ năng cập nhật tin tức xã hội có chọn lọc. Các bạn được hỗ trợ tối đa trong các hoạt động về làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp cơ bản… Do đó, các bạn dù vốn là người nhút nhát sẽ trở nên tự tin, năng động sau quá trình học.
Nhóm ngành xã hội – nhân văn có ngừng “hot”?
Đa số các thí sinh chạy theo những ngành “hot” hoặc tâm lý chọn ngành theo đám đông. Vì vậy, một số thí sinh quay lưng với nhóm ngành xã hội – nhân văn đã tạo nên tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. dù đây là 1 trong 9 ngành thu hút nhiều lao động và mức lương không hề thua kém các ngành khác. Với ngành Văn học, các bạn có rất nhiều hướng việc làm khác nhau như: nghiên cứu giảng dạy ngữ văn, phê bình văn học, nhà văn, nhà thơ… Các bạn còn được đào tạo về một số nghiệp vụ căn bản của các ngành có liên quan như báo chí, truyền hình để dễ dàng chuyển sang các ngành gần như biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên, nhà báo…
Vấn đề chọn ngành phù hợp
Em Phạm Hồng Hòa (sinh viên năm cuối ngành Văn học – Trường ĐH Tây Đô) cho biết: “Sở thích mỗi người sẽ thay đổi theo thời gian, việc chọn ngành cho tương lai không thể dựa vào sở thích hiện tại mà cần phải có sự đam mê và quá trình tìm hiểu kỹ về ngành nghề đã chọn”.
Anh Nguyễn Nhật Huy (cựu sinh viên ngành Văn – Trường ĐH Tây Đô) hiện đang công tác tại công ty TNHH Truyền thông và Giải trí Điền Quân cho biết: “Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Văn học hiện nay rất cao do khu vực ĐBSCL đang thiếu nhân lực có trình độ cao ở các mảng thông tin, giải trí, truyền thông và báo chí. Tuy nhiên, đòi hỏi ở các bạn trẻ không chỉ chuyên môn mà còn là kỹ năng và thái độ sống thích hợp với ngành”. Vì vậy, việc bổ sung các nghiệp vụ căn bản đến sinh viên ngành văn học là rất cần thiết cho sự lựa chọn của tương lai sau khi ra trường.
BOX:
Năm 2016, Trường ĐH Tây Đô tuyển sinh ngành Văn học ở cả 2 hình thức: (1) dựa vào kết quả điểm kỳ thi THPT (điểm xét tuyển là 15 điểm) và (2) dựa vào học bạ THPT (điểm xét tuyển là điểm trung bình 3 môn thuộc nhóm môn đăng ký xét tuyển đạt từ 6.0 trở lên).
Đăng kí xét tuyển ngành văn học: xettuyentructuyen/van-hoc
Mọi chi tiết liên hệ Hotline: 0939. 028 579 – 0939. 440 579