THÔNG TIN TUYỂN SINH

Rộng mở nghề nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Nhiều thí sinh chưa thực sự chưa hiểu rõ đối với ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Học ngành này cơ hội phát triển nghề nghiệp như thế nào? Làm việc tại đâu? Chúng tôi đã có  một cuộc gặp gỡ với ThS Nguyễn Lê Hoàng Yến – Phó Trưởng khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô để trao đổi một số thông tin về ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi trường cũng như con đường phát triển nghề nghiệp của ngành này.

Môi trường được xác định là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường). Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với những hệ lụy của quá trình  lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, vấn đề phát triển đi liền với bảo vệ môi trường được xem là vấn đề không chỉ của mỗi quốc gia mà của toàn xã hội.Quản lý Tài Nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo quá trình khai thác không gây ô nhiễm môi trường,tài nguyên vẫn có thể sử dụng cho các thế hệ tương lai.

Sinh viên được đào tạo những gì?

Các môn học, lĩnh vực chuyên ngành sinh viên được nghiên cứu gồm

–         KinhtếTàinguyênvàMôitrường
–         Luậtvàchínhsáchmôitrường
–         Quyhoạchvàquảnlýtàinguyênnước; tàinguyênđất; khôngkhí; tàinguyênrừng
–         Quảnlítàinguyênvùngbờvàđớibờ
–         Quyhoạchmôitrường
–         Đánhgiátácđộngmôitrường
–         Kỹthuậtxửlýnướcthải, chấtthảirắn, khíthải
–         Sảnxuấtsạchhơn
–         Côngnghệsinhhọcmôitrường
–         Kiểmtoántàinguyênvàmôitrường
–         Quảnlýmôitrườngđôthịvà KCN
–         Bảotồnđadạngsinhhọc
–         Quảnlýchấtthảirắn, chấtthảinguyhại
–         Ô nhiễmmôitrườngkhôngkhívàtiếngồn; ônhiễmmôitrườngđất
–         Thanhtrabảovệmôitrường
–         Biếnđổikhíhậu
–         ISO14000 và 14001

–         Cơchếpháttriểnsạch (CDM)*

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

  • Các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trườngtạiViệt Nam như FFI, WWF, PanNature,…
  • Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Giao thông công chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng/ ban quản lý đô thị, quảnlýđịachính.
  • Ban quản lý dự án,
  • Cảnh sát môi trường.
  • Công ty xử lý chất thải, lập báo cáo bảo vệmôitrườngnhư ĐTM, CM, CDM,…
  • Các nhà máy chế biến nông –lâm- thuỷ sản
  • Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp.
  • Các cơ quan kiểm định, các phòng thí nghiệm phân tích quan trắc đánh giá chất lượng môi trường, trungtâm y tếdựphòng.
  • Trung tâm tư vấn xây dựng và dịch vụ môi trường.
  • Khu bảo tồn sinh học, vườn quốc gia.
  • Các viện, trường, trung tâm nghiên cứu.

Nhu cầu nguồn nhân lực

Theo Quy hoạch phát triển đào tạo nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường bổ sung lực lượng công chức, viên chức đang công tác đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 lên đến 45.000 người. Nhu cầu nguồn lực tại môi trường doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015 là 30.000 người. Giai đoạn 2016-2020 tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này cho tất cả các lĩnh vực.

Ngoài ra, khối ngành Khoa học môi trường thường được các tổ chức cấp học bổng ưu tiên xét duyệt, đây là điều kiện thuận cho các bạn sinh viên sau khi ra trường nếu có nguyện vọng học thạc sĩ tại nước ngoài.

Tuy vậy, điều kiện tiên quyết để thành công trong việc có việc làm ngay khi tốt nghiệp là sinh viên phải yêu thích lĩnh vực môi trường, vững kiến thức, giỏi chuyên môn, biết tích luỹ kinh nghiệm trong trình học, đi thực tế, thực tập.  Khả năng ngoại ngữ là yêu cầu và lợi thế trong việc nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, du học và tìm kiếm việc làm.

Các thí sinh có nguyện vọng học ngành Quản lý TN&MT đăng kí tại đây: xettuyentructuyen/QLTN&MT

Mọi thắc mắc xin gọi về Hotline 0939028579 – 0939440579. Wbsite: www.tdu.edu.vn