Kế toán là một trong những lĩnh vực kinh doanh yêu cầu tính toán và sự hiểu biết cao cấp đối với những con số cộng thêm một hoài bão, tham vọng phát triển của bản thân bạn. Nếu điểm mạnh của bạn nằm ở đây thì không có lý do gì mà lại từ bỏ một ngành nghề mà bạn có nhiều lợi thế phát triển đến như vậy.
Kế toán: Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Một trong những phần khó nhất khi quyết định lựa chọn học một văn bằng kế toán là công việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Theo nghiên cứu của Rasmussen College thực hiện khảo sát 385.000 công việc ngành tài chính và kế toán, thì 5 chức danh công việc hàng đầu được tuyển dụng ởngành kế toán như sau: chuyên viên kế toán, chuyên viên phân tích tài chính, tư vấn kế toán, trưởng phòng kế toán, trưởng phòng quản lý thuế.Nhưng không chỉ có vậy, tốt nghiệp ngành kế toán sinh viên có thể làm các chức danh khác như: kiểm toán, kiểm soát nội bộ, thiết lập hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xuất nhập khẩu, xây lắp, nông nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước về thuế… trong thời gian ngắn có thể đảm đương được các vị trí cấp trung và phát triển lên cấp cao kế toán trưởng, giám đốc tài chính.
Kế toán: tăng trưởng ngành nghề và mức lương
Mỗi người đều có lý do riêng đối với mong muốn phát triển nghề nghiệp của mình. Có lẽ bạn đang hy vọng kiếm được một công việc có mức lương cao để hỗ trợ gia đình. Hoặc có thể bạn chỉ cần tìm kiếm một sự nghiệp đem lại sự đảm bảo cho tương lai. Cả hai đều là động lực rất lớn để bạn phải học tập và đạt được một tấm bằng đại học. Và may mắn cho bạn, ngành kế toán là một lĩnh vực hứa hẹn.Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của Navigos Group – Mạng việc làm và tuyển dụng uy tín tại Việt Nam cho biết nhu cầu về kế toán tài chính xếp thứ 3 trong số 5 bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Dự đoán từ năm 2010 – 2020 mức tăng trưởng là 15,7% cho ngành nghề kế toán, nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của hầu hết các ngành nghề khác (Cục Thống kê Lao động).
Theo nghiên cứu của JobStreet, ngành kế toán theo cấp bậc nghề nghiệp năm 2015 tại Việt Nam như sau:
Cấp bậc nhân sự | Lương ngành Kế toán / Kiểm toán / Dịch vụ thuế (VND) |
Mới tốt nghiệp | 3.000.000-5.000.000 |
Nhân viên | 4.000.000-6.000.000 |
Cấp cao / Trưởng nhóm / Giám sát viên | 6.252.808 – 9.838.226 |
Trưởng phòng / Quản lý | 17.650.000 – 25.340.000 |
Quản Lý Cấp Cao / CEO / Chủ Tịch / Phó Chủ Tịch / Giám Đốc / Tổng Giám Đốc | – |
Một văn bằng đại học là một bước quan trọng để làm việc trong ngành kế toán. Trong thực tế, hầu như các thông tin tuyển dụng đều yêu cầu ưu tiên ứng viên có ít nhất văn bằng cử nhân. Đặc biệt, tại ĐBSCL vốn đang thiếu nguồn nhân lực trình độ cao ở ngành này thì việc học tập để có tấm bằng cử nhân và cao hơn là thạc sĩ là điều cần thiết.
Ngày 25.8.2016, Trường ĐH Tây Đô trở thành Trường ĐH đầu tiên tại ĐBSCL được Bộ GD & ĐT cho phépđào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kế toán, MS: 60340301.
Trường xét tuyển ngành Kế toán ở 2 hình thức: xét dựa vào học bạ THPT và xét dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Mọi chi tiết liên hệ Hotline: 0939 028 579 – 0939 440 579
Đăng kí xét tuyển ngành Kế toán: xettuyen/ke-toan