THÔNG TIN TUYỂN SINH

(NhanDan)Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng

Công nhân Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) lắp đặt thiết bị tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng.
Nhân lực ngành xây dựng bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, cán bộ, viên chức chuyên môn nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và đội ngũ công nhân lao động.

Tuy nhiên, số lượng qua đào tạo vẫn còn thấp, đạt khoảng 41%, vì vậy việc thông qua Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2011 – 2020 được kỳ vọng là khâu đột phá, góp phần bảo đảm sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.

Vẫn còn nhiều bất cập

Xây dựng là một trong những ngành có chỉ số nhân lực tăng trưởng liên tục. Nếu như năm 2005, lao động ngành xây dựng có gần hai triệu người, chiếm 4,63% lực lượng lao động trong nền kinh tế thì đến năm 2010, con số này đã là 3,1 triệu người, chiếm 6,34%, tăng 1,57 lần về số lượng. Cùng với tiến trình cải cách hành chính và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhân lực khu vực công (các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước) ngành xây dựng cũng giảm dần, đến năm 2010 chỉ chiếm 14,09% tổng số lao động làm việc trong ngành xây dựng.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đội ngũ công chức cơ quan Bộ Xây dựng tuy có những bước trưởng thành, nhưng vẫn còn tình trạng “nợ tiêu chuẩn” công chức (chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp…), trong khi một bộ phận không nhỏ công chức cơ quan Bộ không được đào tạo đúng ngành, đúng nghề. Ðội ngũ cán bộ tại các viện nghiên cứu có trình độ cao nhưng độ tuổi trung bình cũng cao, trong khi tại các cơ sở đào tạo, viên chức có trình độ đại học các chuyên ngành xây dựng đạt thấp, nhất là lĩnh vực kiến trúc – quy hoạch, xây dựng. Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nghiệp ngành xây dựng được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất thấp (3,90%) và nhìn chung ít được đào tạo bài bản, nhất là kiến thức về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Có thể nói, thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý đô thị và sự phát triển chung của ngành xây dựng.

Tổng số công nhân lao động ngành xây dựng là 204.097 người, trong đó công nhân xây dựng chiếm tỷ lệ 40,54%, công nhân lắp máy: 13,64%, công nhân sản xuất vật liệu xây dựng: 20,27%, công nhân cơ khí: 11,72% và lao động phổ thông: 13,82%. Tuy nhiên, số lượng công nhân có trình độ cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ rất thấp, công nhân có tay nghề bậc cao (bậc 5, 6, 7 và vượt khung) chỉ chiếm 16,84% còn lại thợ bậc 1, 2 và lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao. Mặt khác, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, điều kiện sống của người lao động còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng đến cường độ và năng suất lao động. Ðội ngũ công nhân ngành xây dựng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Số lượng lao động có trình độ trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật được đào tạo có xu hướng giảm, trong khi đội ngũ thợ bậc cao, lành nghề, chuyên biệt tuổi đời ngày càng cao chậm được bổ sung. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn nhiều. Mức độ thành thạo, tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. Do đó, nhiều nơi, nhiều lúc một bộ phận lao động ngành xây dựng chưa đáp ứng với yêu cầu trình độ công nghệ và  tốc độ phát triển sản xuất của ngành.

Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Ðình Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết của Ðảng và chỉ đạo của Chính phủ, ngành xây dựng đã chủ động xây dựng, triển khai các chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của ngành. Quy hoạch này tập trung nâng cao chất lượng đào tạo các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đồng thời tập trung mở rộng quy mô đào tạo nghề cùng với đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao, đào tạo nghề chuyên biệt, nghề đặc thù, nghề có lợi thế so sánh,… Quy hoạch này là khâu đột phá, là cơ sở để xây dựng các cơ chế chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển nhân lực của ngành và từng đơn vị, góp phần thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020.

Ðể triển khai quy hoạch, Bộ Xây dựng sẽ tập trung thực hiện đồng bộ nhiều công việc quan trọng như: quy hoạch mạng lưới các trường đào tạo thuộc ngành, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Tập trung  phát triển đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn, nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp, xây dựng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao trong các lĩnh vực… Bên cạnh đó, các trường nghề sẽ mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình và cơ cấu đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhân lực của ngành. Các nghề cơ bản thông dụng sẽ mở tại địa phương với nhiều loại hình và thời gian phù hợp. Các nghề chất lượng cao, nghề chuyên biệt, đặc thù, công nghệ xây dựng mới sẽ do các cơ sở đào tạo của Bộ Xây dựng, các bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước chủ trì hoặc liên kết với các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước để thực hiện…

Ngoài ra, Bộ cũng đang xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích học nghề ở trình độ sơ cấp nghề, khuyến khích người học lựa chọn danh mục nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đồng thời có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng đã qua đào tạo. Mục tiêu là tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo, phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 52% và tiến tới tỷ lệ khoảng 65% vào năm 2020, trong đó mục tiêu cụ thể là khoảng hơn năm nghìn người có trình độ sau đại học, 200 nghìn người có trình độ đại học, 124 nghìn người có trình độ cao đẳng, hơn 1,32 triệu người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và 3,32 triệu người được đào tạo nghề… Ðặc biệt, khoảng 50-60% số cán bộ, công chức, viên chức, lao động đã qua đào tạo cơ bản được đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc, bảo đảm sự cân đối, hài hòa giữa cấp học, ngành học và địa phương.

MINH THÀNH
Không ngoài xu thế hội nhập vào nền nông nghiệp công nghệ cao của các mạng công nghiệp 4.0, Trường Đại học Tây Đô với định hướng sẽ đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng theo hướng sát thực tế, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thực tiễn, trường Đại học  Tây Đô thường xuyên có những hoạt động, chương trình để sinh viên ngành này được phát triển toàn diện về năng lực chuyên môn và kỹ năng. Được biết, dù theo học ngành nào tại ĐH Tây Đô, sinh viên cũng sẽ được tạo điều kiện để rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,…thông qua các cuộc thi học thuật, chương trình ngoại khóa và các câu lạc bộ chuyên ngành..

Xét tuyển trực tuyến tại http://ts.tdu.edu.vn/xet-tuyen-truc-tuyen

Chi tiết vui lòng liên hệ

Ban Tư vấn Tuyển sinh Trường Đại học Tây Đô.

Số 68 Trần Chiên (Lộ Hậu Thạnh Mỹ), KV.Thạnh Mỹ, P.Lê Bình, Q.Cái Răng, TPCT.

Holine 0939 028 579 – 0939 440 579