THÔNG TIN TUYỂN SINH

Ngảnh Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi, hiểu một cách đơn giản là ngành chuyên nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng của các loài động vật nông nghiệp và thủy sản, ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi với các kỹ thuật chăn nuôi phù hợp, … ngoài ra các kỹ sư chăn nuôi cũng phối hợp bác sĩ thú y đảm nhiệm việc trợ giúp vật nuôi trong quá trình hồi phục sức khỏe, nghiên cứu khẩu phần cho vật nuôi, sử dụng các dây chuyền hay thiết bị chuyên dùng để phân tích chất lượng nguyên liệu, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho vật nuôi.

Ngành Chăn nuôi học những gì?

– Ngành này đòi hỏi sinh viên có khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; xây dựng và thực hiện, chỉ đạo thực hiện các qui trình chăn nuôi cho các loài thú nông nghiệp; có hiểu biết về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi đối với các loài thú nông nghiệp; hiểu biết về thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như các bệnh thông thường của thú nuôi, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt,…

– Vì vậy, khi theo học ngành Chăn nuôi bạn được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực này với các môn học tiêu biểu như: Động vật học, Giải phẫu động vật, Sinh lý động vật, Di truyền động vật, Tổ chức và phôi thai học,  Động vật hoang dã, Vi sinh vật chăn nuôi, Thú y cơ bản, Thiết kế chuồng trại, Công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi, Công nghệ sinh sản, Thức ăn chăn nuôi, Nhân nuôi động vật hoang dã, Bệnh truyền nhiễm thú y, Quản lý chất thải chăn nuôi, Quản lý trại chăn nuôi, …

Học ngành Chăn nuôi ra trường làm gì?

– Tốt nghiệp ngành Chăn nuôi, các bạn có làm việc tại các viện nghiên cứu, các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thú y, hay như các trạm khuyến nông hoặc phòng nông nghiệp địa phương với các vị trí như:

  • Trực tiếp tiến hành công tác kỹ thuật chăn nuôi như thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh thú y.
  • Sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi.
  • Nghiên cứu về di truyền giống, lựa chọn giống tốt.
  • Tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm để tạo ra các loại giống mới cho năng suất và khả năng thích nghi cao hơn.
  • Phối hợp với bác sĩ thú y trong quá trình thực hiện hồi phục sức khỏe cho vật nuôi.
  • Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y.

– Ngoài ra kỹ sư chăn nuôi có thể tự mình mở và điều hành trại chăn nuôi, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi.

Mọi chi tiết liên hệ:

PHÒNG TUYỂN SINH & TRUYỀN THÔNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
68 Trần Chiên, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Hotline: 0939 028 579 – 0939 440 579