THÔNG TIN TUYỂN SINH

Bảng tóm tắt chi tiết các ngành học bậc đại học

Stt

Ngành

Số TC

Kiến thức

Việc làm

1

Dược học

170

(5 năm)

+ Có đủ kiến thức khoa học cơ bản về y - dược học cơ sở.

+ Có kiến thức chuyên môn cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

+ Có phương pháp luận khoa học trong công tác chuyên môn và nghiên cứu.

+ Quản lý, cung ứng thuốc.

+ Đảm bảo chất lượng thuốc.

+ Hướng dẫn sử dụng sử thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

+ Thực hiện các nghiệp vụ về dược trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

Làm việc tại các công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm, trường đại học, Viện nghiên cứu, Sở y tế hoặc các trung tâm y tế và cơ sở y tế khác có liên quan tới ngành dược.

 

2

Điều dưỡng

140

(4 năm)

+ Thực hiện thành thạo các quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh.

+ Tổ chức thực hiện tốt các y lệnh của bác sĩ, phối hợp với bác sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh.

+ Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

+ Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.

+ Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương, đề xuất các biện pháp phối hợp để phòng chống dịch.

+ Tham gia công tác quản lý ngành, thực hiện nghiên cứu khoa học điều dưỡng, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng, nhân viên y tế.

Chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện và các cơ sở y tế, các cơ sở nhà nước và tư nhân có nhu cầu: bệnh viện, trạm xá, tổ chức phi chính phủ…

Có cơ hội xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Philippin, Đức,…

 

3

Luật kinh tế

140

(3.5 năm)

+ Có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và nắm vững kiến thức chuyên môn về pháp luật trong hoạt động kinh doanh trên nền tảng kiến thức về kinh tế học. Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp Luật kinh tế cũng có những hiểu biết nhất định về pháp luật Thương mại quốc tế.

+ Có kỹ năng tư duy pháp lý: tiếp cận vấn đề, nắm bắt nhu cầu pháp luật cần giải quyết, phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá chứng cứ, nhận định đúng sai theo quy định của pháp luật để có hướng giải quyết.

+ Kỹ năng nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại.

+ Kỹ năng tư vấn pháp lý trong kinh doanh.

+ Kỹ năng tổ chức công việc như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản pháp luật, đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.

+ Kỹ năng tổ chức các sinh hoạt khoa học, thuyết trình, giới thiệu văn bản pháp luật mới.

Công tác tại các cơ quan như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Phòng kinh tế, Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp, Công an, Thanh tra, Thi hành án, Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Cục thuế, Hải quan, bộ phận pháp chế hoặc nhân sự trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, làm luật sư tư vấn cho các công ty Luật, Văn phòng luật sư; hoặc làm công tác nghiên cứu trong các Viện nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật, Viện kinh tế,…

 

4

Kế toán

140

(3.5 năm)

+ Nắm được kiến thức cơ bản và nâng cao về kế toán tài chính, kế toán, kiểm toán trong các loại hình doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan hành chính sự nghiệp.

+ Nắm vững về pháp luật kế toán hiện hành (Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán).

+ Nắm vững những nguyên lý và nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kế toán bao gồm kế toán quản trị, kế toán tài chính, kiểm toán, đối chiếu kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế, về thống kê, phân tích, đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có kiến thức cơ bản, kỹ năng xử lý độc lập và thực hành về các phần hành của kế toán bao gồm quá trình sản xuất, kinh doanh như từ kế toán tiền, nguyên vật liệu, tài sản cố định, lương thuế, các khoản thanh toán, giá thành tiêu thụ, đầu tư tài chính, xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế.

Sinh viên có thể làm kế toán, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, thiết lập hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xuất nhập khẩu, xây lắp, nông nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước về thuế, tài chính, công ty kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán và thuế, các đơn vị kinh tế khác,…trong thời gian ngắn có thể đảm đương được các vị trí quản lý cấp trung và phát triển lên cấp cao Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính.

 

5

Tài chính ngân hàng

140

(3.5 năm)

+ Nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, hoạch định và dự toán tài chính, nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ cho vay, thẩm định tín dụng, đầu tư chứng khoán,…

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng; xử lý chứng tử và hoạch toán; Phân tích và phán đoán tình hình tài chính doanh nghiệp.

+ Kỹ năng tham gia phân tích và đầu tư chứng khoán.

+ Chuyên viên giao dịch, kinh doanh, tín dụng, thanh toán, quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng.

+ Chuyên gia tư vấn, quản lý danh mục đầu tư tại các công ty và quỹ đầu tư, Trưởng phòng, Giám đốc tài chính (CFO) tại các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình.

 

6

Quản trị kinh doanh

140

(3.5 năm)

+ Ngoài kiến thức nền, hiểu biết tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, kiến thức cơ sở của khối ngành kinh tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, tổ chức hoạt động kinh doanh, tiếp thị, tìm kiếm thị trường…

+ Ngoài ra sinh viên được học các môn bổ trợ như Anh văn, tin học, các kỹ năng mềm, đạo đức, tinh thần doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp…và nhiều thời gian học tập tại các cơ sở sản xuất – dịch vụ.

+ Làm nhân viên, chuyên viên, trưởng phòng, phó phòng xuất nhập khẩu, tiếp thị, kế hoạch, kinh doanh, nhân sự các đơn vị kinh doanh, các dự án đầu tư, các đơn vị tư vấn,…

+ Làm Giám đốc điều hành, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, xuất nhập khẩu, bán hàng, nhân sự các đơn vị kinh doanh.

+ Giảng dạy hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội.

7

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

140

(3.5 năm)

+ Nắm vững kiến thức cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý, quản trị kinh doanh, khoa học du lịch (văn hóa du lịch, địa lý du lịch, kinh tế du lịch…) cũng như những kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh doanh du lịch như quản trị khách sạn, quản trị lữ hành, quản trị sự kiện…

+ Có khả năng thực hiện, quản lý, điều hành và giám sát các nghiệp vụ cơ bản trong các đơn vị kinh doanh du lịch và các đơn vị dịch vụ khác; tham gia điều chỉnh và thực hiện các chiến lược, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; thực hiện các nghiên cứu độc lập có tính thực tiễn trong du lịch, tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy về du lịch, ứng xử, giao tiếp mang tính chuyên nghiệp và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong công  việc chuyên môn

+ Hướng dẫn viên du lịch, hoặc chuyên viên phụ trác các bộ phận: lứu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện trong các công ty du lịch, lữ hành.

+ Quản trị, điều hành, thiết kế tour tại các công ty du lịch trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ.

+ Chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.

 

8

Việt Nam học

140

(3.5 năm)

+ Có các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành Việt Nam học – Du lịch.

+ Có kiến thức chung về du lịch và kinh doanh du lịch, kiến thức chuyên sâu về các loại hình du lịch cơ bản như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…

+ Nắm vững kiến thức về tài nguyên du lịch, hệ thống các tuyến điểm du lịch Việt Nam và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; có khả năng thiết kế, điều hành hướng dẫn các chương trình du lịch.

+ Sinh viên được trang bị kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về quản lý văn hóa, nghiệp vụ du lịch,…để có nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học – Du lịch cũng như làm việc trong lĩnh vực chuyên môn.

+ Kỹ năng thuyết minh hướng dẫn du lịch; kỹ năng hoạt náo, tổ chức sinh hoạt tập thể, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề trong kinh doanh du lịch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

+ Có khả năng đi sâu vào nghiên cứu, giảng dạy về Việt Nam học chuyên ngành Du lịch làm việc trong các cơ quan ngoại giao, báo chí, xuất bản, các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước.

+ Trở thành hướng dẫn viên du lịch, chuyên gia thiết kế tour, nhân viên văn phòng, nhân viên tiếp thị tại các công ty du lịch, trung tâm dịch vụ lữ hành, đại lý du lịch, thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa,…

 

9

Du lịch (New)

140

(3.5 năm)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

10

Văn học

140

(3.5 năm)

+ Ngoài việc tiếp nhận những kiến thức đại cương cơ bản, người học có được chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực văn học và ngôn ngữ; có khả năng thẩm định giá trị của các tác phẩm văn chương và có khả năng về nghiên cứu và phê bình văn học.

+ Tham gia vào công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu di sản văn học Việt Nam ra nước ngoài.

+ Có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại như: phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại nhằm phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản…góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, tiến bộ.

+ Bên cạnh trình độ chuyên môn, người học có trình độ ngoại ngữ và kiến thức cơ bản về Hán Nôn để hỗ trợ cho công tác văn hóa, xã hội.

Tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn ở các bậc trung học phổ thông, đại học hoặc tham gia nghiên cứu văn học tại các viện, trung tâm nghiên cứu; phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí và xuất bản; công tác văn phòng ở các cơ quan văn hóa và kinh tế; có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về lĩnh vực báo chí, xuất bản, quản lý văn phòng,… để phục vụ trực tiếp cho chuyên môn theo yêu cầu của cơ quan quản lý và sử dụng lao động.

 

11

Ngôn ngữ Anh

140

(3.5 năm)

+ Giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh. Hướng dẫn các đoàn khách du lịch nước ngoài hoặc làm việc tại các phòng du lịch nhờ vào kiến thức thu nhập được từ tiếng Anh du lịch.

+ Giải quyết các vấn đề và soạn thảo các văn bản trong lĩnh vực thương mại (tiếng Anh thương mại).

+ Sử dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa xã hội, phong tục tập quán các nước nói tiếng Anh trên thế giới Anh, Mỹ, Úc vào công tác giảng dạy,  phiên dịch cũng như công tác nghiên cứu sau này, kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt làm cơ sở cho việc phân tích đối chiếu trong nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Anh.

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày.

+ Sử dụng thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đã được trang bị ở trình độ cao vào thực tiễn công tác trong các môi trường làm việc khác nhau.

+ Có kỹ năng thực hành biên – phiên dịch tự do hoặc chuyên nghiệp trong các lĩnh vực, cấp độ khác nhau.

+ Có kỹ năng nghiên cứu khoa học: Phán đoán, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá trong các lĩnh vực ngôn ngữ, văn chương, văn hóa xã hội và dịch thuật.

+ Làm việc cho các cơ quan nhà nước các cấp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các trường đại học cao đẳng,…

+ Làm công tác biên – phiên dịch cho các cơ quan: công chứng, báo chí – truyền thông, các tổ chức khoa học kỹ thuật, các tổ chức kinh tế - xã hội,…

 

12

Nuôi trồng thủy sản

140

(3.5 năm)

+ Nắm vững được mối liên quan giữa các loài tôm cá nuôi với điều kiện môi trường ao nuôi. Đồng thời phải có đủ kiến thưc về quy luật phát sinh và phát triển của cá tôm nuôi để ứng dụng vào thực tế.

+ Có đủ kiến thức kỹ thuật sản xuất giống và nuôi các loài thủy sản nước ngọt và lợ có giá trị kinh tế; đồng thời có khả năng quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản cũng như biết quản lý và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực thủy sản.

+ Thành thạo về kỹ thuật sản xuất giống và thực hành tốt kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá kinh tế (cá tra, cá đồng), tôm (sú, càng xanh) và cua biển.

+ Quản lý và vận hành cơ sở sản xuất thủy sản như trại giống, trại nuôi thương phẩm, kinh doanh dịch vụ lĩnh vực thủy sản,..

+ Chuẩn đoán và phòng trị một số bệnh phổ biến trên tôm/cá nuôi và quản lý chất lượng nước trong nuôi thủy sản.

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại:

+ Các cơ quan quản lý ngành thủy sản cấp trung ương và địa phương.

+ Các Viện/ Trường/ Trung tâm,..đào tạo và nghiên cứu về thủy sản.

+ Doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ thủy sản; các dự án thủy sản trong và ngoài nước.

+ Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh

13

Quản lý tài nguyên – môi trường

140

(3.5 năm)

+ Đào tạo kỹ sư có kiến thức về quá trình các chất ô nhiễm do con người, các quá trình biến đổi lý hóa và sinh học, các chất ô nhiễm, những tác động của chúng lên con người và môi trường, sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường.

+ Có hiểu biết về bản chất của các loại tài nguyên thiên nhiên, những xu hướng biến động do con người và các giải pháp để quản lý sử dụng hợp lý, giảm thiểu sự cạn kiệt tài nguyên.

+ Có hiểu biết cơ bản về quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm, phục vụ công tác quản lý môi trường nước, không khí, chất thải rắn, chất thải nguy hại ở các cơ sở và địa phương.

+ Hiểu biết và nắm vững các tiêu chuẩn môi trường, các quy định pháp luật có liên quan và ứng dụng trong đánh giá tác động môi trường dự án và dự án đánh giá tác động môi trường chiến lược, trong xây dựng kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường của các địa phương; thanh tra môi trường.

+ Hiểu biết và nắm vững các nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường, tăng cường hiệu lực của công tác quản lý môi trường tại địa phương hoặc trong các doanh nghiệp, dùng đòn bẩy kinh tế kích thích tính tuân thủ các quy định môi trường, sản xuất sách hơn, kiểm toán môi trường.

+ Có thể tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Luật Môi trường, Nghị quyết số 41 – NQ/TW của Bộ chính trị về “bảo vệ môi trường trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

+ Làm việc tại các Bộ/ Sở/ Phòng/ Cơ quan quản lý môi trường, Chi cục môi trường, các cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu, các trung tâm quan trắc và dự báo/ mô phỏng chất lượng môi trường, doanh nghiệp lập báo cáo và xử lý môi trường,…

 

14

Quản lý đất đai

140

(3.5 năm)

+ Nắm vững kiến thức cơ sở ngành về quá trình hình thành hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu liên quan đến công tác địa chính, thống kê và phương pháp nghiên cứu khoa học, luật Đất đai.

+ Có kiến thức chuyên ngành về quản lý thông tin đất đai, pháp luật và thanh tra đất đai, thanh tra và giải quyết  tranh chấp đất đai, quản lý và đánh giá tác động môi trường.

+ Có kỹ năng tốt trong sử dụng phần mềm, GIS, viễn thám, kỹ thuật đo đạc địa chính, kỹ thuật bản đồ địa chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ hồ sơ địa chính, kiểm tra và chỉnh lý biến động đất đai.

+ Làm việc trong mạng lưới địa chính từ Trung ương đến địa phương, các Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường, các trung tâm kỹ thuật địa chính, Trung tâm lưu trữ, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, Trung tâm nghiên cứu đất, Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, các Ban quản lý đô thị. Ngoài ra, có thể làm ở trung tâm kinh doanh địa ốc, các công ty kinh doanh bất động sản, công ty môi giới bất động sản, Ban quản lý dự án có liên quan đến sử dụng đất…

 

15

Công nghệ thực phẩm

140

(3.5 năm)

+ Có khả năng áp dụng các quy trình công nghệ và điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thực phẩm, kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm. Từ đó có thể hiểu biết sâu hơn về một chuyên ngành thực phẩm chủ lực của nước ta (thủy sản, nước giải khát, sữa, lương thực, rau quả,…)

+ Có khả năng tiếp cận và thích nghi với yêu cầu của thực tế sản xuất nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

+ Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sau khi ra trường có thể làm việc trong các nhà máy, công ty chế biến thực phẩm như: công ty chế biến thủy sản đông lạnh, công ty bảo quản và chế biến lương thực, công ty chế biến rượu bia, nước giải khát, công ty chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, công ty chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, công ty chế biến thức ăn thủy sản,…với vai trò là cán bộ điều hành và lập kế hoạch sản xuất, quản lý công nghệ, quản lý chất lượng (QC) và đảm bảo chất lượng (QA), cán bộ phân tích, kiểm nghiệm thực phẩm, nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thực phẩm (R&D), chuyên viên trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng thực phẩm. Sinh viên cũng có thể làm việc trong các công ty kinh doanh thiết bị hóa chất, bao bì, phụ gia thực phẩm.

16

Công nghệ kỹ thuật công trình XD

140

(3.5 năm)

+ Có khả năng quản lý, tổ chức thi công những công trình công nghiệp và dân dụng.

+ Có khả năng thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng.

+ Có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết những vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng.

 

+ Có thể làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, các cơ quan nhà nước cũng như trong các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác phục vụ công việc xây dựng mạng lưới các công trình công nghiệp và dân dụng.

+ Có môi trường làm việc rất rộng tại các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng nhà nước cũng như tư nhân, nước ngoài, các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng – công nghiệp.

17

Công nghệ thông tin

140

(3.5 năm)

+ Là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin với nhiều chuyên ngành khác nhau như: An toàn thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Hệ thống thông tin.

+ Trang bị kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt xu thế công nghệ mới.

Làm việc trong công ty thiết kế, phân phối, bảo trì các sản phẩm: Phần cứng và phần mềm, bảo trì và sửa chữa các thiết bị liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

 

18

Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

140

(3.5 năm)

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về kỹ thuật điện – điện tử. Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức liên quan đến điện và điện tử như mạch và thiết bị điện – điện tử, ứng dụng kỹ thuật máy tính, điện tử công suất và điện tử quang; các kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành điện – điện tử…

Đảm nhận các công ty thiết kế, vận hành, bảo trì, sữa chữa các thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp, làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành kỹ thuật điện, điện tử.

19

Thú y

170

(4.5 năm)

Mục tiêu chung của ngành Thú Y: Người học ngành thú y có năng lực chuyên môn về thú y, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh,nuôi thủy sản, trồng trọt.

 

– Mở phòng khám thú y tư nhân: Chữa bênh cho động vật cảnh, mô hình này hiện đang rất phát triển.

– Làm việc trong các cơ quan ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các cấp từ cơ sở đến trung ương

– Làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện chăn nuôi, Viện thú y, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Viện vệ sinh dịch tễ, viện KHKT Nông nghiệp.

– Làm việc tại các trung tâm kiểm dịch như kiểm dịch tại các sân bay quốc tế, cửa khẩu, cảng biển, các phòng thí nghiệm thuộc các trung tâm kiểm dịch

– Làm việc tại các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm (công việc chủ yếu là kiểm tra chất lượng sản phẩm – KCS)

– Làm việc cho các chương trình phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong nước và tổ chức quốc.

– Nhiều kỹ sư Thú y (Bác sỹ Thú y BSTY) mở các công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y, vaccin, thức ăn gia súc, cùng với các kỹ sư chăn nuôi sản xuất và cung ứng con giống hay dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho vật nuôi

– Đi dạy học (làm giáo viên) cũng là một công việc của BST. Nhiều BSTY sau khi tốt nghiệp trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và dạy các môn học liên quan đến chuyên môn họ đã được đào tạo. Có nhiều người trở thành giáo viên trong các trường phổ thông.

20

Chăn nuôi (New)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

21

Marketing (New)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

22

     Kinh doanh quốc tế (New)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

23

Quản trị khách sạn (New)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật