THÔNG TIN TUYỂN SINH

Cần hiểu đúng giá trị của ngành Văn học

Trong thời buổi hiện nay, khi lựa chọn ngành nghề, mọi người thường có xu hướng “phớt lờ” nhóm ngành khoa học xã hội, trong đó có văn học. Phần đông người dân có cách nhìn phiến diện, chưa đúng đắn về ngành học này.

Văn học đâu chỉ học văn chương

Khi nghe 2 tiếng “văn học”, người ta hình dung ra chương trình học toàn những tác phẩm văn chương, truyện ngắn, tiểu thuyết… không thiết thực trong cuộc sống. Thực tế, học văn giúp con người có cái nhìn tổng quan và có những nhận định chân thực, toàn diện về mọi mặt đời sống. Nó tác động một cách vô thức đến tư tưởng và suy nghĩ của con người.

Văn học không chỉ học văn chương mà là ngành học tích hợp kiến thức liên ngành từ văn học đến văn hoá, ngôn ngữ và các kiến thức xã hội khác. Kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ gần gũi và cần thiết với đời sống của mọi tầng lớp, giúp người học nói, viết tiếng Việt đúng văn phạm và đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, tạo nên thành công trong công việc và cuộc sống.

Thùy Dương, SV năm 4 ngành Văn học Trường ĐH Tây Đô cho biết: “Văn học giúp chúng em rèn tư duy lập luận, có cách nhìn đúng đắn, đa chiều về cuộc sống, có suy nghĩ  tích cực, thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Khả năng nói và viết của em được cải thiện khá nhiệu, không còn mắc phải các lỗi từ ngữ, ngữ pháp như trước giúp em tự tin hơn khi viết bài cộng tác cho các tòa soạn báo. Tin rằng, khi ra trường em có thể đảm nhận tốt các công việc liên quan đến vết lách.”                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             Đâu chỉ có một nghề dạy học

Vì tính chất đa dạng và phong phú nên ngành Văn học có cơ hội việc làm khá cao, ở nhiều lĩnh vực chứ không phải chỉ có một nghề dạy học như nhiều người quan niệm. Nhiều SV ngành Văn học ra trường đã có việc làm ổn định, đúng chuyên môn.

“Dù chưa có bằng tốt nghiệp chính thức, nhưng lớp em có nhiều bạn đã tìm được việc làm ở các tòa soạn báo, công ty truyền thông, đài truyền hình…, một số anh chị ra trường trước em nay đã là giáo viên, nhân viên văn phòng, cán bộ văn hóa ở Phòng, Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch hay cán bộ, chuyên viên ở các trường ĐH, CĐ (Phương Lam, SV năm cuối ngành Văn học Trường ĐH Tây Đô)

Rộng kiến thức, dưỡng tâm hồn

Bên cạnh việc cung cấp nguồn kiến thức phong phú, đa dạng, văn học còn rèn luyện đạo đức và các phẩm chất tốt đẹp cho con người. Nếu thức ăn nuôi sống cơ thể thì văn học là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng tâm hồn. M.Gorki đã nói: “Văn học là nhân học”, học văn cũng chính là học làm người.

Trong xu thế hiện nay, con người chạy theo nhu cầu vật chất, dần quên lãng và bỏ qua các giá trị tinh thần. Đến khi vật chất đủ đầy thì phải tìm lại các giá trị tinh thần. Phải chăng cuộc đời là một trò đuổi bắt? Văn học tạo ra một nghề nghiệp cụ thể nuôi sống bạn và gia đình. Đồng thời, cũng là vòng tay ấm, dung chứa, nâng đỡ tâm hồn và các giá trị tinh thần trong chúng ta. Giúp chúng ta cân bằng vật chất – tinh thần để có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.

Đến với ngành Văn học, bên cạnh những kiến thức “cứng” về văn chương, văn hóa ngôn ngữ, trong chương trình học SV còn được tiếp cận các học phần mang tính thực hành cao phục vụ nghề nghiệp sau ra trường. Đồng thời, những kỹ năng giao tiếp – ứng xử, kỹ năng hành chính văn phòng, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng phỏng vấn xin việc, quay phim, nhiếp ảnh, tác nghiệp báo chí, biên tập báo chí và phát thanh truyền hình sẽ giúp các bạn sinh viên tự tin, sớm thích nghi với công việc sau khi ra trường.

Mọi chi tiết liên hệ địa chỉ Trường Đại học Tây Đô, số 68 Trần Chiên (Lộ Hậu Thạnh Mỹ), P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ, website: www.tdu.edu.vn hoặc liên hệ qua đường dây nóng: 0939.028579 – 0939440579.

BOX: Nơi nào cần kỹ năng nói, viết nơi đó cần Văn học

Nói và viết được sử dụng hằng ngày nhưng không phải ai cũng nói, viết đúng. Có khi người khác nói mình không hiểu, mình nói người khác cũng không hiểu hay nói ý này mà hiểu thành ý khác. Từ đó mới thấy được cái khó và tầm quan trọng của kỹ năng nói, viết. Vì lẽ trên ở các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương đều cần có những cử nhân Văn học đảm nhận vai trò nói, viết chỉnh sửa các hồ sơ, văn bản. Có thể nói “Nơi nào cần kỹ năng nói, viết nơi đó cần Văn học” đồng nghĩa với việc ngành Văn học “phủ sóng” mọi nơi và cơ hội việc làm cũng rộng mở ở nhiều môi trường khác nhau

 Đăng kí xét tuyển ngành Văn học: xettuyen/van-hoc

(Đinh Thương)