THÔNG TIN TUYỂN SINH

NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, Luật kinh tế đã trở thành ngành nghề quan trọng, gắn liền với việc định hướng, dẫn dắt và đảm bảo cho xã hội có một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.

 Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế: ASEAN, ASEM, APEC, WTO, CPTPP và luôn nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết, tích cực tham gia hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Với sự phát triển nền kinh tế thị trường và xu hướng hợp tác kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu sẽ tạo ra những thách thức lớn về các mặt liên quan đến pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế. Vì vậy, nhu cầu nhân lực của ngành Luật kinh tế sẽ rất cần thiết.

Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. 

Vai trò của Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Pháp luật kinh tế tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế tồn tại tự do, bình đẳng; khắc phục các tiêu cực của kinh tế thị trường; kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Pháp luật kinh tế góp phần phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

Đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng, Luật kinh tế được coi như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, doanh nghiệp dù hoạt động trên lĩnh vực nào cũng không thể thiếu bộ phận pháp lý. Các chuyên viên pháp lý là những người tham mưu về mặt pháp lý cho lãnh đạo doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động đúng luật, cạnh tranh lành mạnh và kinh doanh hiệu quả.

Ngành Luật kinh tế đào tạo những gì?

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên (SV) ngành Luật kinh tế tại trường ĐH Tây Đô còn đào tạo các kỹ năng mềm bổ trợ như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề... Đây là những “cầu nối” quan trọng, giúp luật sư tiếp xúc với thân chủ, xây dựng niềm tin, bảo vệ tốt thân chủ trong trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, các SV ngành Luật Kinh tế có thể tự thử thách mình bằng việc tham gia các cuộc thi học thuật, các hoạt động ngoại khóa phù hợp... Trong đó, đặc biệt là có hoạt động tổ chức lập Phiên tòa giả định một phần không thể thiếu trong học phần Luật Tố tụng hình sự và một số học phần khác, được tổ chức nhằm hướng tới sự phát triển hoàn thiện về kỹ năng pháp luật như: Kỹ năng đọc, nghiên cứu, phân tích hồ sơ tài liệu, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng điều khiển phiên tòa… Qua đó, giúp SV có điều kiện làm quen với môi trường pháp lý để rèn luyện kỹ năng thực hành đối với môn học.

ThS. Trương Kim Phụng – Phó Trưởng Bộ môn Luật, trường ĐH Tây Đô chia sẻ: “Phiên tòa giả định, là một trong những hoạt động thường niên của bộ môn Luật trường ĐH Tây Đô. Đây là một trong những chuỗi hoạt động của Nhà trường nhằm mục đích đưa pháp luật đến với cộng đồng. Tham gia hoạt động này, SV sẽ được vào các vai diễn tại phiên tòa, tạo cơ hội cho các SV ngành Luật có dịp cọ xát với thực tế, vận dụng kiến thức đã học, trau dồi thêm kỹ năng, đồng thời giúp các em nâng cao ý thức phụng sự cộng đồng và đạo đức nghề nghiệp”.

Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, SV dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí sau đây: Chuyên gia tư vấn pháp lý tại các công ty, doanh nghiệp; Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc hành nghề luật sư,…

Nếu đã yêu thích Luật kinh tế, bên cạnh trang bị kiến thức, SV đừng quên trau dồi những tố chất cần thiết trên để thành công.Trường ĐH Tây Đô sẽ là nơi đào tạo phù hợp với đầy đủ điều kiện giúp SV phát huy tối đa khả năng sẽ là điểm khởi đầu lý tưởng cho tương lai sau này.

Xét tuyển ngành luật kinh tế: http://ts.tdu.edu.vn/xet-tuyen