THÔNG TIN TUYỂN SINH

Kỹ thuật điện- điện tử: Ngành không thể thiếu

Thế kỷ XX là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại này được tạo dựng nên bởi phẩn lớn các kỹ sư Điện – Điện tử. Khoa học mà chúng ta đang biết đến bắt nguồn từ việc phát minh ra vi mạch trong những năm 1960 dẫn đến sự ra đời của máy tính cá nhân hiện nay. Trong những năm 1970, xu hướng chung trên toàn cầu là các kỹ sư điện-điện tử đa phần là phục vụ nghiên cứu cho nền công nghiệp quốc phòng ở các nước, nhưng trong những năm gần đây, xu hướng này dường như đã đảo ngược với những tiến bộ đáng kể nhất đến từ ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng đặc biệt là lĩnh vực máy tính cá nhân.. Ước tính hàng năm, nước Mỹ chi 17 tỷ USD cho sự phát triển ngành điện – điện tử trong đó có 7 tỷ USD được các kỹ sư Điện – Điện tử tiếp nhận phục vụ công tác R&D.

Kỹ sư Điện – Điện tửlà những người thực hiện công việc thiết kế, bảo dưỡng và cải tiến tất cả các thiết bị điện-điện tử từ ra-đa cho đến động cơ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hơn 85 phần trăm các kỹ sư điện – điện tử cho rằng sự hỗ trợ, tương tác với các đồng nghiệp là một khía cạnh tích cực nhất của nghề này. Các hoạt động hàng ngày bao gồm nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật, viết bài trên các ấn phẩm khoa học và công nghệ; thiết kế, thử nghiệm, và lắp ráp các thiết bị;viết báo cáo và phụ trách nhiều công việc kỹ thuật khác. Kỹ năng máy tính là kỹ năng bắt buộc phải có của kỹ sư điện-điện tử. Bên cạnh đó, khoảng40 phần trăm thời gian làm việc là tham dự các cuộc họp và làm việc theo tiến độ dự án. Chỉ có khoảng hơn 15 phần trăm các kỹ sư điện – điện tử mới ra trường làm việc tại các bộ phận quản lý kỹ thuật hoặc kỹ thuật viên tại các công ty thương mại – dịch vụ hoặc là một tay viết lách cho các tạp chí công nghệ.Do tính chất làm việc theo dự án, nên sự liên hệ giữa các chuyên gia kỹ thuật và khách hàng là không thường xuyên. Ngoài thiết kế và tạo ra các mạch mới cho TV, Smartphone, hoặc thiết bị âm thanh vòm thì với bản năng sáng tạo vốn có, kỹ sư Điện – Điện tử là những người thường xuyên có hứng thú đến các lĩnh vực sâu rộng hơn như công nghệ y học hiện đại và kỹ thuật số. Chuyên môn hóa là một yếu tố rất quan trọng đối với nghành điện – điện tử và các kỹ sư mới tốt nghiêp phải tiếp cận vấn đề này một cách nhanh chóng. Mỗi kỹ sư sẽ phải chuyên tâm vào một lĩnh vực như điện tử lượng tử, âm thanh, xử lý tín hiệu, v.v. Các kỹ sư điện – điện tử phải có sự kiên nhẫn; khoảng thời gian trung bình từ khi các thiết kế của một sản phẩm đến khi “ra lò” là hai năm.

Đào Cao Nhật Linh, chàng kỹ sư trẻ đã tốt nghiệp ngành kỹ thuật Điện – Điện tử trường Đại học Tây Đô cho biết: “Hầu như phần lớn các kỹ sư điện thích nói chuyện về công nghệ, không thể có một ngày đẹp trời nếu ngày đó không “buôn chuyện” về một chiếc điện thoại hay một dây chuyền công nghệ nào đó mới ra đời”.Linh chia sẻ thêm: “Xã hội phát triển bao nhiêu thì cạnh tranh càng gay gắt bấy nhiêu, nhưng khi còn ngồi ghế giảng đường, một người thầy đáng kính đã dạy tôi rằng đối với nghề điện-điện tử để có thể nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn ngày càng chuyên nghiệp hơn thì ngoài sự nổ lực bằng đôi tay cùng khối óc của bản thân thì việc học hỏi các thế hệ cha chú, thế hệ anh chị đi trước cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng, thầy dạy tôi cần phải cân bằng giữa sự cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc thì con người mới tiến bộ được”.

Các kỹ sư được trang bị kiến thức toàn diện qua các môn học bao gồm vật lý, hóa học, một số môn sinh học, toán cao cấp và thống kê.Với văn bằng đại học ngành kỹ thuật Điện – Điện tửcác ứng viên có đủ điều kiện đáp ứng cho hầu hết các vị trí tuyển dụng đầu vào chẳng hạn các việc gần gũi trong cuộc sống như thi công hệ thống điện trong nhà, láp ráp và sửa chữa thiết bị điện – điện tử đến công việc chuyên môn hóa trên các dây chuyền công nghệ hiện đại như kiểm tra, đánh giávà thu thập thông số kỹ thuật của những sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vận hành hệ thống điện công nghiệp.Và một điều đáng lưu ý là trình độ bậc thạc sĩ hoặc tiến sĩ là vô cùng cần thiết cho những ai có ý định tiến xa hơn. Ngành công nghiệp hàng không là một trong những ngành cung cấp một phân khúc khá lớn cho thị trường lao động chuyên gia lĩnh vực điện-điện tử với mức lương cao và hấp dẫn. Thạc sĩ Đỗ Chí Tâm – Phó trưởng bộ môn Điện – Điện tử, Khoa Kỹ thuật công nghệ – Trường Đại học Tây Đô chia sẻ “Để nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân, các tân kỹ sư nên tập trung trao dồi kiến thức về các dây chuyền, quy trình sản xuất, thử nghiệm,và lắp ráp các linh kiện điện tử, các phương pháp nền tảng và phương tiện truyền tải năng lượng, và hơn thế nữa là mô hình điện tử thông minh”.

Nguyễn Thái Bình, sinh viên vừa hoàn thành xong năm nhất ngành Điện – Điện tử tại Đại học Tây Đô được chúng tôi hỏi thăm về năm đầu tiên trên giảng đường đại học ngành kỹ thuật Điện – Điện tử cho biết rằng việc quyết định học ngành kỹ thuật Điện – Điện tử tại Đại học Tây Đô là một việc đúng đắn. Môi trường học rất sôi động và các thầy đều có kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế. Bạn Bìnhvà những bạn bè xung quanh đã cố gắng phân biệt được bản thân mình trong những năm học đầu tiên, tìm thấy phong cách làm việc riêng của bản thân và hiện tại bạn đang theo phụ việc thi công lắp ráp một số hệ thống điện trong nhà và định hướng cho bản thân mình phát triển ở lĩnh vực thi công hệ thống điện hộ gia đình.

Trong quá trình xây dựng nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp thì vai trò của những kỹ sư Điện – Điện tử là vô cùng quan trọng. Đây cũng là một ngành học cần thiết trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, một trong những địa chỉ đào tạo ngành kỹ thuật Điện – Điện tử uy tín và chất lượng là Đại học Tây Đô. Quý phụ huynh và các em học sinh có nhu cầu tư vấn ngành nghề và khóa học. Vui lòng liên hệ Ban tư vấn tuyển sinh tại số điện thoại: 0939.028.579

Đăng kí xét tuyển ngành KT Điện- Điện tử: xettuyentructuyen/kt dien-dien tu